Các hiện tượng Sự_kiện_đóng_đinh_Giêsu

Khắp xứ đều tối tăm

Theo ký thuật của Kinh Thánh, khi Giêsu bị treo trên cây thập tự "khắp xứ đều tối tăm" trong ba tiếng, từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín (giữa trưa đến xế chiều). Cả nhà hùng biện người La Mã Julius Africanus và nhà thần học Cơ Đốc Origen đều nhắc đến sự kiện sử gia người Hi Lạp Phlegon viết rằng "liên quan đến hiện tượng che khuất thiên thể (eclipse) trong thời Tiberius Caesar, khi Giê-su bị đóng đinh, và những trận động đất lớn xảy ra vào thời điểm ấy."[73] Julius cũng trích dẫn các tác phẩm của Thallus khi ông bác bỏ khả năng xảy ra nhật thực: "Hiện tượng trời tối sầm này, trong quyển thứ ba thuộc bộ Sử ký của ông, Thallus gọi là nhật thực, nhưng theo tôi điều này không hợp lý. Bởi vì người Hebrew kỷ niệm lễ vượt qua vào ngày thứ 14 theo mùa trăng, và ngày thương khó của Cứu Chúa chúng ta rơi vào ngày trước lễ vượt qua; hiện tượng nhật thực chỉ xảy ra khi Mặt Trăng che khuất mặt trời."[74] Xét theo khía cạnh khoa học, nhật thực xảy ra vào ngày trăng tròn là điều bất khả.[75] Nihau Diogenes được thuật lại đã đưa ra nhận xét, "Hoặc là Đấng Tối cao đau đớn vào thời điểm ấy, hoặc Ngài đồng cảm với ai đó đang gánh chịu nỗi thống khổ ấy."[76] Nhà biện giáo Cơ Đốc Tertullian viết, "Cũng vào giờ đó, ánh sáng ban ngày bị rút lại khi mặt trời ở đỉnh điểm chói lòa của nó. Bất cứ ai chưa từng biết điều này về Chúa Cơ Đốc đã được tiên báo chắc sẽ nghĩ rằng đó là nhật thực. Nhưng đối với các bạn, thời triệu cho thế giới này vẫn còn được lưu giữ trong tâm trí mình."[77]

Màn đền thờ xé đôi, đất rúng động, và các thánh sống lại

Các sách phúc âm đồng quan chép rằng, màn trong đền thờ bị xé đôi từ trên xuống dưới. Theo Josephus, bức màn trong đền thờ do Herod xây dựng ở Jerusalem cao gần 18 m (60 feet) và dày 100 mm (4 inches). Theo luận giải của tác giả sách Hebrew,[78] bức màn này là biểu tượng cho sự phân cách giữa Thiên Chúa và loài người, chỉ có thầy Tế lễ cả thượng phẩm mới được phép vào đây mỗi năm một lần[79] bước vào sự hiện diện của Thiên Chúa để làm lễ chuộc tội cho dân Israel.[80] Các nhà luận giải Kinh Thánh đều đồng ý với nhau rằng sự kiện bức màn trong đền thờ bị xé đôi là biểu trưng cho phương thức tiếp cận mới, qua cái chết của Giêsu, con người có thể đến gần Thiên Chúa.[81]

Các sách phúc âm đồng quan chép rằng quan quản cơ quân đội La Mã đang canh giữ Giêsu, chứng kiến những điều này, thì kinh hãi mà nói, "Người này thật là Con Thiên Chúa!"[82] và "Người này quả thật là người công chính!"[83]

Theo ghi nhận của Matthew, đã xảy ra những trận động đất, đá lớn vỡ, mồ mả mở ra, nhiều thi thể của các thánh đồ đã qua đời được sống lại (Sau khi Giêsu phục sinh, họ ra khỏi mồ mả mà vào thành thánh, hiện ra cho nhiều người thấy).[84]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự_kiện_đóng_đinh_Giêsu http://www.mirabilis.ca/archives/000736.html http://wilkerson.110mb.com/Sanhedrin.pdf http://www.biblegateway.com/passage/?search=John%2... http://www.biblegateway.com/passage/?search=John%7... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Luke%2... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Luke%7... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Mark%2... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Mark%7... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Matthe... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Matthe...